Đối với việc thường xuyên sử dụng barrier tự động. Sẽ không còn xa thậm chí thường xuyên gặp tình trạng tay cần bị gãy do va chạm với phương tiện. Để hạn chế hư hỏng tay cần, các đơn vị sản xuất barie đã đưa ra phương án sử dụng tay cần barie tự bung khi va chạm.
Tay cần nhôm barie bị hư hỏng khi có va chạm
Thông thường tay cần barie sẽ cố định vào trục trên thân barie bằng bulong. Khi sảy ra va chạm do đặc điểm của tay cần là hợp kim nhôm nên rất dễ hư hỏng. Trong trường hợp bị hư hỏng hay cong, gãy thì khó có thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Về cấu tạo của tay cần barirer là một trụ rỗng. Vật liệu sử dụng là nhôm hợp kim, việc sử dụng nhôm hợp kim giúp giảm trọng lượng tay cần và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi va chạm. Nhưng cũng chính điều này lại là bất lợi khi sảy ra va chạm. Thông thường khi va chạm phần hư hại sẽ là tay cần barie
Tay cần tự bung khác gì so với tay cần thông thường
Để khắc phục tình trạng trên tay cần barier loại tự bung sẽ không cố định bằng bu long như thông thường. Thay vào đó tay cần được gắn với trục của barie bằng bản lề. Khi sảy ra va chạm theo phương ngang với một lực đủ lớn. Chốt nhựa sẽ trượt ra ngoài đảm bảo hạn chế tối đa hư hỏng tay cần.
Hiện các thương hiệu barie tự động cao cấp đều được trang bị tính năng này. Dễ thấy nhất là các barie tự động trên trạm thu phí cao tốc gần như 100% đều sử dụng loại barier có tay cần tự bung.
Với các loại barrier phổ thông như BS-306 Bisen sẽ không được trang bị tính năng tự bung cần. Với những dòng barrier cao cấp DZ-2212 chế độ bung cần đã được sử dụng. Nhờ vậy, mà barrier DZ-2212 rất được ưa chuộng mặc dù có giá thành cao hơn BS-306 từ 10% đến 12%.
Khi hư hỏng giá thay thế tay cần nhôm khá cao
So với chi phí lắp đặt barie. Hiện giá thành tay cần barie khá cao. Với tay cần 6 mét chi phí thấp nhất để thay thế ~ 2,000,000 vnd/thanh. Với chi phí này nếu như thường xuyên bị hư hỏng sẽ gây thiệt hại cho đơn vị sử dụng.
Vì vậy, khi lắp đặt barrier tự động nếu có thể chúng ta nên lựa chọn những loại barie có chế độ bung cần. Việc này giúp giảm thiểu được thời gian thay thế, chi phí thay thế khi va chạm với phương tiện
Các phương án hạn chế hư hỏng tay cần barie
Trong trường hợp khách hàng đã lắp đặt những loại barie không có chế độ bung cần. Lúc này chúng ta nên tiến hành một số phương án nhằm hạn chế va chạm như:
- Đặt biển cảnh báo phản quang trên tay cần
- Dán đèn Led dọc theo chiều dài tay cần
- Lắp thêm cảm biến an toàn trước và sau vị trí tay cần
Trên đây là 03 phương án để khắc phục tình trạng va chạm giữa phương tiện và barie. Nếu còn phương án nào phù hợp và hay hơn bạn đọc có thể bổ sung vào mục ” trả lời” bên dưới đây. Sau khi nhận được phản hồi chúng tôi sẽ tổng hợp và bổ sung thêm vào bài viết.
Hy vọng, bài viết mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích khi sử dụng và lắp đặt barrier tự động. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các bài viết về barrier tự động trên tại website và tham gia góp ý với chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn !