Thiết bị sử dụng mô tơ điện đóng mở cánh cửa sổ gọi chung là cửa sổ tự động. Những ô cửa sổ ở trên cao, việc đóng mở bằng tay khá khó khăn. Khi này, sử dụng mô tơ đóng mở cửa sổ là một sự chọn lựa tối ưu. Tùy theo cửa sổ được thiết kế mở hất, mở trượt, mở gấp… sẽ có loại mô tơ tương ứng.
Thiết bị đóng mở tự động cho cửa sổ
Thiết bị đóng mở cửa sổ bằng mô tơ điện cho loại trượt, mở hất, mở quay gọi chung là cửa sổ tự động. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhất là nhà thông minh. Đây là một thiết bị hữu ích và thiết thực trong cuộc sống hiện đại.
Bộ thiết bị này sử dụng để đóng hay mở cửa sổ ( Window) ở những vị trí cao. Nếu đóng mở bằng tay sẽ gặp nhiều bất tiện và đôi khi còn gây nguy hiểm. Nhưng nếu những cửa sổ trên cao không chủ động đóng mở được. Thì nó sẽ mất đi tính hiệu quả. Bởi ở những vị trí trí này khi cửa sổ được mở ra sẽ giúp không khí lưu thông tốt hơn.
Với những trung tâm lớn có thiết kế mái vòng cao. Để có thể lưu thông được không khí nó thường được thiết kế các cửa sổ ở khu vực áp mái. Với những vị trí này, công tác đóng mở bằng tay sẽ khó có thể thực hiện. Để phục vụ nhu cầu thực tiễn này thiết bị đóng mở cửa sổ tự động được ra đời.
Ưu điểm khi lắp đặt cửa sổ tự động
Điều dễ dàng có thể nhận thấy nhất khi lắp đặt cửa sổ tự động. Đó là mỗi lần đóng mở chúng ta không cần thao tác bằng tay. Hơn nữa, thiết bị cửa sổ tự động cũng được kết nối với các thiết bị khác như: Cảm biến mưa, cảm biến khói để đóng mở hoàn toàn tự động.
Ngoài tiết kiệm được thời gian và công sức. Nó cũng có thể kết hợp với hệ thống nhà thông minh, kết nối báo cháy, báo khói…. Và việc đóng mở chủ động sẽ giúp điều tiết không khí trong nhà tối ưu hơn.
Khác với cửa tự động, bộ phụ kiện đóng mở cửa sổ có kích thước nhỏ gọn. Có thể dễ dàng lắp đặt vào khung cửa. Nguồn cấp cho thiết bị sử dụng là nguồn AC-230V/50Hz nên việc đấu nối và cài đặt khá dễ dàng.
Cách lựa chọn phụ kiện khi lắp đặt
Để có thể lựa chọn được loại phụ kiện phù hợp. Đầu tiên là cần xác định loại phụ kiện theo kiểu mở của cánh cửa. Cửa sổ nhôm kính có kiểu mở thông dụng nhất là mở hất và mở trượt.
Sau khi xác định được kiểu mở, chúng ta tiến hành lựa chọn phụ kiện. Lưu ý khi lựa chọn cần lựa chọn loại phụ kiện có lực đẩy tương đương với trọng lượng cánh cửa. Và cần lưu ý tính toán tới các yếu tố bên ngoài như lực cản gió, loại bản lề đang sử dụng….