Thông thường chúng ta thường bắt gặp loại cửa trượt 1 cánh hoặc 2 cánh di chuyển về 2 bên. Ngoài ra còn có loại cửa trượt xếp lớp 4 cánh tự động với cả 4 cánh cùng di chuyển. Cánh được được chạy trên 2 lớp ray song song nên còn được gọi là cửa trượt xếp lớp tự động.
Cửa trượt xếp lớp 4 cánh tự động
Loại cửa này, khi hoạt động tạo thành hiệu ứng khá đẹp và đẳng cấp. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết xem chúng có cấu tạo như thế nào, sự khác biệt giữa loại 2 cánh và 4 cánh. Về cơ bản thì cửa trượt 2 cánh và cửa 4 cánh có phần mô tơ và mạch điều khiển tương tự nhau. Nhưng mô tơ sử dụng cho cửa trượt tự động 4 cánh cần có công suất lớn hơn và phần gá khác so với cửa 2 cánh.

Ngoài phần mô tơ và mạch điều khiển có phần tương tự nhau. Thì hệ rail trượt giữa cửa 2 cánh và cửa 4 cánh có rất nhiều điểm khác biệt như: Cấu tạo hệ ray trượt, bánh xe trượt, hệ gá, …..
Sự khác biệt về ray nhôm và hệ gá
Về hệ ray nhôm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt. Với cửa trượt 1 cánh thông thường, rail nhôm có cấu tạo là một đường thẳng và 2 cánh cùng trượt trên thanh nhôm. Với cửa trượt tự động 4 cánh thì hệ rail nhôm được cấu tạo là 2 lớp rail tách biệt. Trong đó có hệ chính và hệ rail phụ. Chúng được liên kết với nhau thông qua hệ gá và dây curoa đai răng.

Khi di chuyển cánh ở lớp rail bên ngoài sẽ nhận lực kéo của mô tơ thông qua dây đai hay dây curoa. Kéo theo đó là cánh bên trong di chuyển tịnh tiến theo. Phần gá của cửa trượt xếp lớp tự động 4 cánh không quá phức tạp nhưng khi lắp đặt cần có kinh nghiệm để hạn chế va chạm phần cơ khí sau một thời gian sử dụng.
Việc kiểm tra và lắp ráp đúng theo quy trình cũng giúp cửa hoạt động êm ái. Đặc biệt là kéo dài tuổi thọ của bộ phụ kiện, hạn chế chi phí phí thay thế hay sửa chữa.
Sử dụng loại trượt xếp lớp giúp tăng được khoảng thông thủy cửa
Với loại cửa trượt thông thường, cùng một mặt bằng rộng 4 mét thì chỉ có thể mở tối đa khoảng thông thủy ~ 2 mét. Nhưng với loại cửa trượt xếp lớp thì chúng ta có thể mở rộng lên đến ~ 2,5 mét ( Tương đương 4 cánh di chuyển và 2 vách tĩnh). Chúng ta cùng xem video để có thể dễ tưởng tượng hơn
Nhờ có thể mở rộng được thông thủy cửa lớn nhất. Nên cửa trượt xếp lớp rất được ưa chuộng tại các tòa nhà, trụ sở tập đoàn….. Đặc biệt, khi hoạt động cửa tạo thành một hiệu ứng rất đẹp và sang trọng. Nhưng đi cùng với đó là chi phí lắp đặt cửa xếp lớp tự động khá cao so với cửa trượt 2 cánh.
Một số lưu ý khi lắp đặt cửa 4 cánh tự động
Cũng giống như khi lắp đặt cửa trượt tự động, phần cơ khí chúng ta cần phải gia cố chắc chắn. Với mẫu cửa trượt xếp lớp 4 cánh TL-100E sử dụng hệ rail 2 lớp. Vì vậy phần gá cần được cố định vào dầm thép, phần trượt tách rời nên chúng ta có thể thay thế khi bị mòn, hư hỏng.

Đặc biệt, các tai gá, nối dây curoa phải được bắt chắc chắn, cân đối. Trước khi hoàn tất phải kiểm tra lại một lượt tổng thể để tránh trường hợp các bộ phận cơ khí cọ sát vào nhau. Tương tự như lắp đặt, khi sửa chữa cửa cũng cần đảm bảo tháo lắp đúng quy trình.
Phần cánh cửa sử dụng tốt nhất là cánh kính có khuôn bao. Việc cánh kính có khuôn bao sẽ giảm thiểu tối đa hiện tượng cửa kính bị vỡ khi va chạm. Nó cũng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình cửa thường xuyên hoạt động tại những vị trí có tần xuất đi lại cao.
Cuối cùng, phần dẫn hướng cánh cửa chúng ta nên thiết kế âm nền vừa đảm bảo thẩm mỹ. Đặc biệt là không rung lắc khi sử dụng tại các vị trí sảnh cao và hút gió.
