Cả cổng âm sàn tự động và tay đòn tự động đều sử dụng lắp đặt cho cổng mở quay 2 cánh hoặc 4 cánh. Mỗi loại phụ kiện có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng phân tích những ưu nhược điểm này để lựa chọn phụ kiện lắp đặt cho phù hợp
So sánh về công năng sử dụng của mô tơ âm sàn và tay đòn
Cổng âm sàn hay cổng tay đòn là thiết bị giúp ” cổng đóng mở tự động” có thể sử dụng cho cổng mở 2 cánh 4 cánh. Lưu ý khi lắp đặt cho cổng mở 4 cánh cần gia cố lắp đặt thêm phần dẫn hướng cho cánh.
Để phân biệt và so sánh việc sử dụng thiết bị cổng tự động lắp đặt cho các cổng mở cánh có những khác biệt gì và ưu nhược điểm như thế nào ?

Qua bài viết chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt tới khách hàng các ưu điểm nhược điểm cổng âm sàn và cổng tay đòn để khách hàng cân nhắc là chọn lựa thiết bị phù hợp.
Ưu nhược điểm cổng âm sàn tự động
Thiết bị cổng tự động âm sàn hay motor cổng âm sàn sử dụng motor điện 230VAC hoặc Motor 24VDC được đặt âm sàn thay cho bản lề dưới của cánh cổng. Hiện nay chủ yếu cổng âm sàn được nhập khẩu từ các nước Châu Âu như Ý, Đức chiếm tới 90%
Với thiết kế đặt âm chính vì vậy cổng âm sàn còn có các tên gọi khác như ” bản lề âm sàn, bản lề cổng tự động “. Với cổng âm sàn tự động có các thành phần chính để cấu thành một bộ thiết bị hoàn chỉnh gồm:

- Mạch điều khiển cổng, hộp mạch
- Motor âm sàn sử dụng điện áp DC-24V hoặc AC-230V
- Bộ nhận tín hiệu từ xa và điều khiển
- Đế âm sàn, ngõng, khóa ly hợp
- Cảm biến an toàn tự động đảo chiều ( lựa chọn)
- Bộ điều khiển cổng tự động qua điện thoại ( lựa chọn
Cổng âm sàn thẩm mỹ hơn tay đòn
Được thiết kế chắc chắn, motor đặt âm sàn nên cổng âm sàn lắp đặt sẽ mang lại thẩm mỹ cao, hiện đại, đẳng cấp. Tải trọng của motor cũng đa phần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi có tải trọng ~ 700kg/cánh và chiều rộng cánh ~3.5m.
Với tải trọng này khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các vật liệu như nhôm đúc, thép, gỗ….Tuy nhiên giá thành cao so với cổng tay đòn tự động ( cùng thương hiệu, xuất sứ) cùng việc lắp đặt khá phức tạp khi lắp đặt bổ sung ( cánh cổng có sẵn). Trong các trường hợp có sẵn cánh cổng khách hàng thường lựa chọn lắp đặt cổng tay đòn tự động thay vì cổng âm sàn.
Ưu nhược điểm cổng tay đòn tự động
Thiết kế đơn giản với motor được gắn tại trụ cổng và cánh cổng. Khi motor hoạt động sẽ truyền động tới cánh cổng nhờ trục vít, hành trình đóng/mở có thể điều chỉnh dễ dàng trên thân motor. Cũng giống như cổng âm sàn tự động. Cổng tay đòn tự động có khóa ly hợp sử dụng trong các trường hợp mất điện. Khi nhả khóa ly hợp có thể đóng mở cổng bình thường và ngược lại đóng khóa cổng sẽ vận hành bình thường mà không cần phải cài đặt hay thao tác thêm.
Cổng tay đòn dễ dàng lắp đặt và bảo trì
Về công tác lắp đặt cổng tay đòn tự động cũng được tiến hành đơn giản hơn so với cổng âm sàn. Đặc biệt cổng tay đòn tự động có thể lắp đặt bổ sung với những cánh cổng có sẵn. Giá thành cổng tay đòn tự động cũng ưu đãi hơn so với cổng âm sàn ( cùng thương hiệu, xuất sứ).
Ngoài ra cổng tay đòn tự động với thiết kế lắp đặt trên cánh cổng nên giảm thiểu được nguy cơ ngập nước so với cổng âm sàn tự động. Các phụ kiện cấu tạo thành bộ thiết bị cổng tự động tay đòn tương tự cổng âm sàn gồm:

- Mạch điều khiển cổng, hộp mạch
- Motor tay đòn sử dụng điện áp DC-24V hoặc AC-230V
- Bộ nhận tín hiệu từ xa và điều khiển
- Bộ gá motor, chìa khóa ly hợp
- Cảm biến an toàn tự động đảo chiều ( lựa chọn)
- Bộ điều khiển cổng tự động qua điện thoại ( lựa chọn)
Chi phí đầu tư ban đầu ưu đãi hơn so với cổng âm sàn . Việc lắp đặt, sửa chữa dễ dàng khi mô tơ tay đòn đặt ở vị trí dễ dàng thao tác . Ưu điểm tiếp theo là có thể lắp đặt sau khi đã hoàn thiện phần cơ khí ( cánh cổng).
Đánh giá chung về hai loại phụ kiện cổng mở quay
Trên đây là những phân tích đánh giá của từng loại thiết bị cổng tự động, qua đây khách hàng có thể dễ dàng hơn cho việc lựa chọn thiết bị khi lắp đặt. Khi chọn lựa quý khách hàng nên cân nhắc và lắp đặt các mẫu cổng tự động âm sàn hay mở tay đòn sao cho phù hợp nhất
Đảm bảo về thẩm mỹ, kinh tế và hơn hết là phục vụ đắc lực cho nhu cầu sử dụng. Nên sử dụng các loại thiết bị cổng tự động có chất lượng cao đảm bảo sự vận hành ổn định trong quá trình sử dụng
Một số hãng cung cấp thiết bị cổng tự động có thương hiệu tại Việt Nam được nhập khẩu từ Ý khách hàng có thể tham khảo như: FAAC, Benica, Life, BFT….. và các hãng cung cấp cổng tự động cao cấp từ Đài Loan, Trung Quốc như: TMT Automation, OMKER Auto gate…
Ngoài lắp đặt cổng tự động chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa chữa cổng tự động, cửa kính tự động với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp phục vụ 24/7.