Việc lắp đặt cửa kính tự động đúng kỹ thuật ảnh hưởng nhiều tới sự vận hành của phụ kiện. Sau khi tính toán trọng lượng cánh cửa và sử dụng loại phụ kiện tương ứng. Thì công tác gia cố và lắp đặt cũng cần lưu ý thực hiện đúng quy trình. Sau đây là 8 bước hướng dẫn cơ bản khi tiến hành lắp đặt cửa kính tự động.
Gia cố phần khung cửa trước khi lắp đặt
Như đã biết, cửa kính tự động thường là loại mở 1 cánh hoặc 2 cánh. Ngoài cánh trượt, còn có phần vách kính cố định. Do sử dụng hệ ray treo nên trước khi lắp đặt cần gia cố phần bắt ray. Nếu như khung cửa có sẵn hoặc bắt ray trực tiếp lên tường thì có thể bỏ qua bước này.
Trong trường hợp chưa có điểm bắt ray thì cần gia cố thêm. Khi gia cố tùy theo chiều rộng của khung cửa có sẵn để lựa chọn vật liệu. Với những cánh cửa nặng chúng ta nên sử dụng thép U hoặc I. Với cửa nhẹ hơn có thể sử dụng thép hộp. Khi gia cố và lắp dựng vách kính cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Khung nhôm kính cần đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt
- Vị trí bắt ray trượt phải đúng cao độ, chắc chắn không bị rung lắc
Sau khi gia cố hoàn tất, chúng ta tiến hành các bước tiếp theo. Sau đây là 6 bước cơ bản để lắp đặt bộ cửa kính tự động. Trong tài liệu có hình ảnh mang tính chất tham khảo do mỗi loại phụ kiện có một số khác biệt.
Các bước lắp đặt cửa kính tự động
Để việc lắp đặt được thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị kỹ các dụng cụ cần thiết như: máy khoan, máy cắt, giàn giáo, đồ nghề…. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, sẽ tiến hành lắp đặt theo các bước như sau:
Lắp đặt thanh ray trượt, treo cánh
+ Bước 1 bắt cố định ray trượt:
Chiều dài của thanh ray trượt cần xác định và cắt theo bản vẽ thiết kế. Sau đó tiến hành xác định cao độ ray để bắt ray. Trong quá trình lắp đặt cần lấy thăng bằng bằng, đảm bảo khi cố định xong thanh ray không bị nghiêng. Để cố định chúng ta sử dụng các loại bulong, vít cụ thể như sau:
+ Nếu lắp ray treo trên kính sử dụng Bulong và đệm nhựa hoặc cao su
+ Nếu bắt ray lên dầm thép sử dụng vít tự khoan
+ Nếu bắt ray lên tường hoặc bê tông sử dụng nở thép
+ Bước 2 bắt cánh cửa vào bánh xe trượt :
Với cánh kính không có khuôn bao, chúng ta sử dụng kẹp giữ kính để cố định cánh kính với bánh xe. Còn với cánh kính có khuôn bao, sử dụng bulong để cố định phần cánh với bánh xe. Nên sử dụng loại bulong chịu lực M10 hoặc M12
Sau khi đã cố định được phần ray trượt, chúng ta tiến hành bắt kẹp kính vào cánh cửa. Sau đó treo cánh cửa vào vị trí. Ở bước này cần lưu ý bắt chống rơi cánh vào vị trí và chốt chặn hành trình.
Lắp đặt thiết bị và căn chỉnh dây curoa
+ Bước 3 lắp đặt thiết bị lên ray:
Ở bước này, chúng ta bắt cố định thiết bị gồm mô tơ, mạch điều khiển, buly không tải lên phần giá của ray trượt. Sau đó tiến hành nối dây curoa thanh một vòng tròn bằng đầu nối dây.
Trong quá trình nối dây, nếu dây bị thiếu thì có thể dịch chuyển mô tơ hoặc buly không tải. Trong trường hợp dây thừa thì có thể cắt bỏ.
+ Bước 4 căn chỉnh dây curoa:
Ở bước căn chỉnh dây curoa cần đảm bảo tăng vừa đủ để dây curoa không bị quá căng hoặc quá trùng. Để căn chỉnh chúng ta có thể tăng hoặc giảm ở phí buly không tải.
Bắt tai gá dây curoa và chốt chặn hành trình
Bước 5 cố định dây curoa vào tai gá:
Cố định dây curoa vào bánh xe trượt bằng tai gá của cánh cửa. Sau đó mở cánh cửa ra hết hành trình, từ đây có thể xác định được điểm bắt tai gá của cánh còn lại.
Bước 6 cố định chốt chặn hành trình:
Chốt chặn hành trình có nhiệm vụ cố định hành trình đóng mở. Khi đóng hoặc mở bánh xe sẽ bị chốt chặn này giữ không cho chạy quá điểm đã cố định. Sau khi đã xác định được vị trí bắt chốt chặn cần tiến hành siết chặt chi tiết này.
Đấu nối cảm biến và cài đặt tốc độ đóng mở
Như vậy, chúng ta vừa trải qua 6 bước để lắp đặt cửa kính tự động. Ngoài 6 bước cơ bản trên còn 2 bước cuối cùng đó là kiểm tra và cài đặt phần mạch điều khiển để cửa có thể hoạt động. Tuy nhiên, ở bước cuối cùng này, mỗi một thiết bị lại có các cài đặt khác nhau và cần tham khảo tài liệu.
+ Bước 7 hiệu chỉnh tốc độ đóng mở:
Đầu tiên, trước khi cấp điện để hiệu chỉnh tốc độ. Một lưu ý quan trọng đó là cần thao tác đóng mở cửa bằng tay từ 1-2 lượt. Việc này giúp phát hiện những dị vật nằm trên đường ray trong quá trình lắp đặt. Sau khi đã kiểm tra hoàn tất, chúng ta tiến hành cấp nguồn cho thiết bị.
Khi đã cấp nguồn điện, cánh cửa sẽ tự động dò hành trình từ 1-2 lượt. Việc này diễn ra hoàn toàn tự động. Khi quá trình này hoàn tất cửa sẽ hoạt động bình thường theo thông số mặc định. Để hiệu chỉnh chúng ta cần tham khảo tài liệu ( từ nhà cung cấp)
Trên mạch điều khiển chính của cửa, chúng ta có thể hiệu chỉnh các thông số như: Tốc độ đóng mở, tốc độ giảm tốc, khoảng phanh, thời gian giữ mở cửa …
+ Bước 8 điều chỉnh mắt cảm biến:
Sau khi đã điều chỉnh xong tốc độ, lúc này sẽ hiệu chỉnh mắt cảm biến. Để mắt cảm biến có thể bắt gần hay xa chúng ta sẽ điều chỉnh trên cảm biến. Trên cảm biến sẽ có các nấc điều chỉnh để quét gần hoặc xa. Dựa theo địa hình thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Kết nối mở rộng với thiết bị khác
Ngoài ra, cửa kính tự động còn có thể được kết nối với hệ thống kiểm soát ra vào hay liên động, báo cháy… Để đấu nối chúng ta cần dựa vào tài liệu từ nhà cung cấp. Sau đó điều chỉnh các thông số và đấu nối sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Nguồn tổng hợp: Tc-Auto
Một số thương hiệu cửa kính tự động
Dưới đây là một số thương hiệu cửa kính tự động do đơn vị chúng tôi cung cấp. Với đa dạng về mẫu mã, chủng loại khách hàng có thể lựa chọn. Phụ kiện được nhập khẩu chính hãng. 100% đều từ các thương hiệu chất lượng hàng đầu nên về chất lượng luôn được đảm bảo.
Chia sẻ khá chi tiết các bước. Có thể làm theo để lắp đặt cửa kính đóng mở tự động nhưng có người hỗ trợ vẫn tốt hơn. Cảm ơn
Vâng. Nếu bạn lấy hàng bên cty chúng tôi. Kỹ thuật sẽ hướng dẫn bạn lắp đặt từ xa hoặc tại công trình. Liên hệ hotline để được hỗ trợ thêm và nhận báo giá. Trân trọng cảm ơn !